Với tình hình dịch bệnh Corona đang ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu, câu hỏi lớn đặt ra cho ngành y tế thế giới là: Làm thế nào để bảo vệ nhân viên y tế khỏi những rủi ro lây nhiễm Covid-19? Và điều kiện làm việc như thế nào là lý tưởng cho các điều dưỡng viên và y bác sĩ trong giai đoạn căng thẳng này?
Mặc dù các quốc gia hoặc khu vực địa lý khác nhau có những điều kiện khung và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc cũng như an toàn lao động khác nhau, việc so sánh khả năng thích nghi và xử lý dịch bệnh trên toàn thế giới là thật sự cần thiết để giải quyết khủng hoảng. Chúng ta có thể rút ra bài học từ tình trạng hiện tại và phát triển các chiến lược để đối phó với đại dịch trong tương lai.
Hiện nay, hầu hết nhân viên y tế đều có nguy cơ nhiễm vi rút Corona do tiếp xúc nhiều với bệnh nhân và làm việc quá sức. Rủi ro này sẽ tăng lên nếu điều kiện làm việc cho điều dưỡng viên hoặc các biện pháp phòng vệ không đáp ứng tiêu chuẩn. Việc củng cố và bảo vệ nhân viên là thật sự cần thiết để chống lại vi-rút và ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống y tế.
Sở hữu một trong những hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới, CHLB Đức đặc biệt đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho các nhân viên của mình so với các nước khác. Điều kiện làm việc cho điều dưỡng viên và y bác sĩ cùng với các biện pháp bảo vệ trong ngành có sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực. Tình hình ở các nước Mỹ La-tinh và CHLB Đức hoàn toàn trái ngược nhau.
Điều kiện làm việc trong ngành y tế của các nước Mỹ La-tinh
Thế giới hiện đang trải qua cuộc khủng hoảng Corona và các chính phủ đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này cũng như theo dõi sát sao các trường hợp nhiễm bệnh. Ví dụ, CHLB Đức chọn tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho bệnh nhân, nhưng đồng thời vẫn không bỏ qua những nỗ lực và rủi ro của các chuyên gia y tế liên quan.
Hiện tại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có ca nhiễm Corona và vi rút này đã lan tới châu Mỹ Latinh với trường hợp được xác nhận đầu tiên ở Haiti. Tiếc rằng đây lại là một trong những khu vực mà nhân viên y tế không hài lòng với điều kiện làm việc của họ.
Trong cuộc khủng hoảng này, đa số chuyên gia y tế ở Nam Mỹ thiếu điều kiện làm việc tử tế và sự hỗ trợ từ chính quyền. Các bệnh viện cho rằng không có cơ sở chứng minh sự lây nhiễm xảy ra trong quá trình làm việc. Thay vì thuê thêm nhân viên, các cơ sở y tế kéo dài thời gian làm việc của nhân viên hiện có mà không trả thêm lương hoặc trả không đủ.
Chất khử trùng, găng tay, quần áo phòng vệ, và khẩu trang thông thường vô cùng khan hiếm và trong nhiều trường hợp chỉ có thể cung cấp cho một số bác sĩ, thay vì hầu hết nhân viên y tế và điều dưỡng. Chính phủ cần phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên y tế ở tất cả các quốc gia Nam Mỹ đều có môi trường làm việc an toàn.
Điều kiện làm việc cho điều dưỡng viên và y bác sĩ ở Việt Nam
Có đường biên giới dài và hoạt động ngoại thương lớn với Trung Quốc, Việt Nam đối mặt với rủi ro về vi rút Corona cao hơn các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, với kinh nghiệm phòng chống các bệnh truyền nhiễm như SARS, MERS, sốt xuất huyết hay sởi trước đây, Việt Nam đã “chống dịch như chống giặc” một cách chủ động và thành công. Cho đến ngày 14 tháng 6 năm 2020, Việt Nam không có trường hợp tử vong trong số 334 trường hợp mắc bệnh.
Nhận thức về ngân sách hạn hẹp và hệ thống y tế yếu kém, Việt Nam cách ly người bệnh và ca nghi nhiễm nhanh chóng và triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi rút. Có bốn hình thức cách ly với địa điểm cách ly khác nhau như bệnh viện, trại tập trung hoặc tại nhà và các cấp độ chăm sóc sức khỏe khác nhau. Do đó, nhu cầu về nhân viên y tế và chăm sóc đặc biệt tăng đột biến.
Tại Việt Nam, các y bác sĩ tăng ca và thường xuyên trong tình trạng thiếu ngủ. Một số ở lại bệnh viện hoặc khu cách ly với bệnh nhân thay vì về nhà với gia đình. Với sự hy sinh quên mình, họ được gọi là “chiến binh thầm lặng” trong video âm nhạc mang tên “Thank you” được thể hiện bởi hơn 70 nghệ sĩ Việt Nam. Để thể hiện sự yêu mến và biết ơn, quà tặng và hoa thường xuyên được gửi đến bệnh viện và nhà cách ly. Từ tháng 7 năm 2020, lương nhân viên y tế sẽ tăng từ 1,49 lên 1,6 triệu đồng theo Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 86/2019/QH14, là mức tăng cao nhất trong tám năm qua.
Vì khẩu trang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và các cơ sở chăm sóc sức khỏe thường có nhà cung ứng lâu năm về thiết bị y tế nên các y bác sĩ được trang bị đầy đủ từ chất khử trùng cho đến khẩu trang, găng tay và các vật dụng khác. Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội thậm chí còn tích trữ hơn 3 tỷ khẩu trang y tế cho nhân viên của họ. Tuy nhiên, theo ước tính, Việt Nam chỉ có 6.000 máy thở trong cả nước. Con số này sẽ không đủ nếu dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát trên toàn quốc. Vì vẫn chưa có vắc-xin cho vi rút này nên Việt Nam không nên chủ quan và nên tranh thủ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị hiện đại để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất trong tương lai.
Chế độ đãi ngộ xứng đáng và công bằng là sự ưu tiên hàng đầu ở CHLB Đức
Ngược lại, CHLB Đức ngày càng phát huy các giải pháp nhân sự khác nhau để đối phó với khủng hoảng. Một trong đó là nhanh chóng cấp giải pháp cho nhân viên y tế và điều dưỡng nước ngoài hiện đang cư trú tại Liên bang để họ có thể nhanh chóng làm việc chính thức tại các phòng khám.
Ngoài ra, có những sáng kiến khác như cho phép các bác sĩ hoặc y tá cùng ngành hoặc đã nghỉ hưu đến giúp đỡ các cơ sở chăm sóc sức khoẻ hiện đang quá tải. Các công ty bảo hiểm hỗ trợ việc tuyển dụng và chịu chi phí để các nhân viên đó được đãi ngộ công bằng.
Những biện pháp này đã được thực hiện với sự nhận thức sâu sắc về những rủi ro mà các nhân viên phải đối mặt. Ví dụ, khoản tài trợ rủi ro của Phòng Điều dưỡng Lower Sachsen đã được phân bổ cho nhân viên có mặt trong cuộc khủng hoảng.
Ulrike Mewing – Thành viên hội đồng quản trị cho biết: “Bây giờ ngân sách phải được xem xét để hỗ trợ các trợ lý, y tá và bác sĩ có đóng góp đáng kể để đối phó với tình hình và những người có nguy cơ cao hơn về sức khỏe”.
Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Liên bang Olaf Scholz đã tuyên bố vào ngày 29 tháng 3 rằng chủ lao động có thể trả tiền thưởng cho các chuyên gia y tế của họ lên tới €1.500 mà không phải nộp thuế.
Chính phủ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp có ảnh hưởng lâu dài đến điều kiện làm việc cho điều dưỡng viên và y bác , dựa trên dự báo của các nhà dịch tễ học. Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ Gia đình Liên bang – Franziska Giffey, một thỏa thuận mới cho ngành điều dưỡng dự kiến sẽ sẵn sàng vào tháng Năm hoặc tháng Sáu.
Mặt khác, CHLB Đức nhận thức được ảnh hưởng sâu sắc và hậu quả kinh tế mà tình trạng này gây ra không chỉ đối với chính nước này mà còn trên toàn thế giới.Vậy nên, Đức cũng đang phấn đấu cho sự cân bằng giữa sức khỏe và kinh tế.
Jens Spahn – Bộ trưởng Y tế Đức, đã nói chuyện với CNBC vào ngày 13 tháng 4 và nói: “Những gì chúng ta phải tìm là sự cân bằng phù hợp. Bây giờ các con số đang giảm … chúng ta hãy nghĩ từng bước … trở lại trạng thái bình thường mới”, điều này sẽ khả thi nhờ vào những quyết định đúng đắn đã được đưa ra trước đó và chắc chắn sẽ mang lại sự cứu trợ cho nền kinh tế của đất nước nhằm ngăn chặn hậu quả tồi tệ hơn trong tương lai.
Kết luận – Chính phủ Liên bang Đức tập trung đảm bảo điều kiện làm việc và sự an toàn cho nhân viên y tế
Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên ngành y là ưu tiên của đất nước được thể hiện qua những biện pháp cứng rắn của Chính phủ Liên bang. Điều này cũng là một trong những yếu tố khiến cho điều dưỡng quốc tế mong muốn đến CHLB Đức làm việc.
Một điều cũng quan trọng không kém là luật lao động không phân biệt giữa nhân viên CHLB Đức và nhân viên có quốc tịch khác. Ở CHLB Đức, quyền đối xử bình đẳng là thiết yếu và là yếu tố cơ bản cho mọi nhân viên. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nước ngoài chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, ngay cả khi họ ở xa đất nước của mình.
Tất cả những điều này cho thấy CHLB Đức ra sức đảm bảo những biện pháp an toàn và điều kiện làm việc tốt cho các y bác sĩ. Đồng thời, xã hội và các ban ngành khác cũng nỗ lực tạo ra những điều kiện khung thêm để nhân viên y tế có thể vượt qua giai đoạn căng thẳng này.